1 GS Nguyễn Cảnh Toàn - Tự học thành tài Mon Aug 30, 2010 9:03 pm
truongluu2010
GS Nguyễn Cảnh Toàn - Tự học thành tài
Ông được Trung tâm Tiểu sử danh nhân của Mỹ (ABI) đánh giá là một trong những trí tuệ Việt Nam lớn nhất của thế kỉ XX. Vị giáo sư toán học đáng kính năm nay đã bước vào tuổi 78 (ông sinh năm 1926), nhưng rất minh mẫn và tích cực hoạt động khoa học. Trò chuyện với ông, chúng tôi không khỏi kinh ngạc về năng lực tự học của ông - điều mà ngày nay hầu như học sinh, sinh viên của ta không có.
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn quê ở Đô Lương (Nghệ An), một vùng quê có truyền thống trọng học. Cha ông là nhà nho, thi hương mãi không đỗ, lại gặp lúc bãi bỏ khoa cử Hán học. Cụ phẫn chí vì không thoả được ước nguyện đua tranh “bia đá bảng vàng” nên dồn hết sự trông đợi vào con cái, bởi thế, nên cụ rất quan tâm tới việc học của các con. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn kể: cụ theo riết việc học của chúng tôi, hay so sánh với con nhà hàng xóm, cứ mỗi lần học là cụ lại ngồi gần đấy “theo dõi”. Hồi đó, chúng tôi xếp thứ theo từng tháng, hễ tháng nào tôi kém là phiền với cụ, cụ dầy dà suốt. (Chính vì thế mà sau này, cả bốn anh em nhà ông thì hai người là GS.TSKH, một người là GS.TS, một người là TS...
Tuy vậy, khi học bậc tiểu học, cậu bé Nguyễn Cảnh Toàn cũng chỉ vào loại khá chứ chưa xuất sắc, chưa tỏ ra có năng khiếu gì, chỉ một lần duy nhất cậu được tuyên dương môn… văn. Tốt nghiệp tiểu học, cậu lên học ở Quốc học Vinh bậc thành chung. Thời gian này, năng khiếu về môn toán của cậu bộc lộ rất rõ, bởi tính cậu hay tò mò, muốn hiểu cặn kẽ mọi vấn đề, nên khi học, cậu là người rất hay hỏi, nhiều khi không thoả mãn cậu tìm những sách tham khảo để đọc thêm. Dần dần, cậu đã xếp thứ nhất trong lớp. Hồi đó, Nguyễn Cảnh Toàn trọ học cùng một anh lớp trên, thấy anh này học toán có nhiều điều mà lớp dưới chưa học đến, cậu thích lắm, lân la mượn sách xem, ấy thế chẳng mấy chốc cậu giải được cả những bài toán lớp trên. Một lần cậu đi tàu hoả, bỗng nảy ý tò mò muốn tính vận tốc tàu ra sao. Cậu nhìn ra những cột cây số bên đường, tính toán thời gian đi tiếp sang cột cây số khác là mấy phút, thế là biết được vận tốc tàu. Nhưng có những đoạn đường không có cột cây số thì làm thế nào mà tính được? Cậu để ý thấy mỗi khi bánh sắt tàu nghiến trên thanh ray, đến khoảng nối giữa hai thanh thì phát ra một tiếng “kịch”, cậu đo độ dài một thanh ray rồi đếm tiếng động trong một phút, vậy là biết vận tốc tàu… đại khái cứ tự mày mò như vậy mà cậu học môn toán rất giỏi. GS, Nguyễn Cảnh Toàn kể, tôi học giỏi được còn là do thầy giáo Đinh Thành Chương rất quý tôi (thầy Chương dạy cả 4 môn toán, lý, hoá, sinh) hễ thầy có quyển sách mới nào cũng gọi tôi đến cho mượn (thầy thường đặt mua sách bên Pháp). Tác động của việc này, theo tôi là lớn lắm, vì thầy cho mượn sách thì buộc mình phải đọc kỹ, kẻo khi thầy hỏi còn biết đường trả lời. Thầy Chương nhiều lần tuyên dương Toàn trước lớp rằng: “Toàn không phải thần đồng, nhưng biết cách học, các trò phải theo gương Toàn”.
Tốt nghiệp xuất sắc bậc thành chung, Nguyễn Cảnh Toàn vào Huế học tiếp bậc tú tài ở Quốc học Huế. Hồi đó, bậc tú tài chia làm hai phần: học xong hai năm đầu, thi đậu gọi là tú tài bán phần, sau đó học tiếp một năm, thi đậu sẽ là tú tài toàn phần. Năm thứ ba này, chỉ có hai phân ban là triết và toán. Nghe nói học ở phân ban toán sẽ được học tới bẩy môn toán là Hình học; Số học; Lượng giác; Đại số; Cơ học; Hình học hoạ hình; Thiên văn, Toàn thấy lạ lắm và háo hức muốn học ngay những môn đó xem sao. Thế là Toàn nảy ý định “nhảy cóc”. Những ngày nghỉ, cậu tự học chương trình của năm thứ hai, cuối năm đó, cậu đăng ký dự kỳ thi tú tài bán phần (hồi ấy quy chế dự thi rất thoáng, ai đủ khả năng cứ việc đăng ký, không cần học tuần tự từng lớp). Nguyễn Cảnh Toàn đã đỗ xuất sắc và vào học phân ban toán, năm sau cậu dễ dàng đỗ tú tài toàn phần, đó là năm 1944.
Lúc này, Nguyễn Cảnh Toàn phải chịu một chút phiền phức nho nhỏ, bởi cậu muốn theo học Đại học khoa học, nhưng cha mẹ lại nhất quyết bắt cậu phải học đại học Luật, bởi các cụ nghĩ rằng học đại học khoa học sau này chỉ làm thầy giáo thôi, còn học luật ra trường là làm quan. Chiều lòng cha mẹ, Nguyễn Cảnh Toàn đăng ký học luật (trường này chỉ cần ghi tên là được) nhưng vẫn lén thi vào đại học khoa học (số 5 Lê Thánh Tông bây giờ). Đại học khoa học trước kia Pháp không mở ở Đông Dương, chỉ đến thế chiến II, khi con em người Pháp ở Đông Dương về Pháp học cũng không được nên chúng mới mở bên ta, muốn học trường này, phải thi đỗ mới được vào. Nguyễn Cảnh Toàn thi đỗ, nhưng mới học được 5 tháng thì Nhật đảo chính Pháp, trường đóng cửa, ông phải về quê. Cách mạng tháng Tám, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, tích cực dạy truyền bá quốc ngữ. Đến tháng 9/1946, Chính phủ ta mở lại trường đại học, ông lên Hà Nội học tiếp, vừa hay ĐH khoa học mở cuộc thi chứng chỉ toán đại cương cho những người đã học xong năm thứ nhất. Tuy ông mới học được năm tháng, nhưng đã tự học chương trình cả năm, nên ông ghi tên thi và đã đỗ thủ khoa. Ông học tiếp hai chứng chỉ là Cơ học thuần lý và Vi phân tích phân, nhưng vừa được một tháng thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trường lại tan tác, ông lại về quê tham gia công tác tuyên truyền kháng chiến.
Năm 1947, Liên khu Bốn mở trường Trung học chuyên ban Huỳnh Thúc Kháng (ở Hà Tĩnh), nhà trường mời ông làm giáo viên môn toán, ông được dạy hẳn học sinh lớp thứ hai. Sang năm sau, vì thiếu người nên ông được phân công dạy luôn lớp thứ ba (cuối cấp). Nhiều giáo viên trong trường lo ông không đảm đương nổi, vì ông mới chỉ học đại học chưa đầy một năm, họ động viên: cậu đừng sợ, cứ giở sách toán của Bờ-ra-xê (Brachet) ra mà dạy. (Brachet là thạc sỹ toán học, nguyên Giám đốc Nha học chính Đông Dương. Các sách giáo khoa toán dạy cho học sinh Đông Dương hồi ấy đều do Brachet viết). Nguyễn Cảnh Toàn chỉ cười, thực ra ông rất muốn nhận dạy lớp cuối cấp để thử xem trình độ của mình. Ông chuẩn bị giáo án rất cẩn thận, chỉnh lý những chỗ dở trong sách của Brachet, (sách của Brachet dạy mang tính áp đặt mà không có chứng minh giải thích, các định nghĩa đưa ra cứ như từ trên trời rơi xuống). Chỉ sau ba tháng, ông đã nổi tiếng dạy giỏi ở Liên khu bốn. Thiếu giáo viên nên ông còn nhận dạy cả môn… triết học. Học trò của ông hồi này có nhiều người học giỏi và thành đạt như GS. Nguyễn Đình Tứ, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Khoa Giáo Trung ương. Ông Tứ cũng học rất giỏi, được thầy Nguyễn Cảnh Toàn cho “nhảy cóc” một năm.
Dạy ở trường Huỳnh Thúc Kháng đến năm 1949 thì Bộ Giáo dục mở cuộc thi tốt nghiệp đại học cho những sinh viên đang học dở dang thì bị chiến tranh phải tạm ngừng. Đó có lẽ là cuộc thi “vô tiền khoáng hậu” ở Việt Nam ta, bởi vì, cả nước chỉ có một mình Nguyễn Cảnh Toàn dự thi. Ba vị giám khảo là Đặng Phúc Thông, Nguyễn Thúc Hào và Phó Đức Tố chấm cho một thí sinh. Nguyễn Cảnh Toàn đã vượt qua tất cả các nội dung thi và đỗ. Năm sau, ông được tín nhiệm mời làm giám khảo kỳ thi toán đại cương. Kỳ thi này cũng chỉ có hai người thi là ông Hoàng Tuỵ và ông Nguyễn Văn Bàng. Cả hai đều đỗ, riêng ông Tuỵ đỗ loại giỏi.
Năm 1951, ông được điều đi dạy đại học (là giáo viên phổ thông đầu tiên lên dạy đại học). Hồi ấy, trường đại học của Việt Nam gọi là Dục tài học hiệu đóng nhờ ở Nam Ninh (Trung Quốc). Dục tài học hiệu chỉ có hai khoa là Sư phạm cao cấp và Khoa học cơ bản. Cả trường chỉ có 9 giáo viên dạy 127 sinh viên. Đến năm 1954 giải phóng Thủ đô, Dục tài học hiệu chuyển về Hà Nội và tổ chức thành hai trường: ĐH sư phạm khoa học tự nhiên và ĐH sư phạm khoa học xã hội. Số lượng giáo viên vẫn rất ít, bởi thế, chủ trương của ta hồi ấy là chỉ đặt mục tiêu dạy học là chính, chứ không nghiên cứu khoa học. Thầy giáo Nguyễn Cảnh Toàn là người đầu tiên xông vào nghiên cứu khoa học. Ông lặng lẽ làm đề tài, khi có kết quả kha khá, ông báo cáo lên ông Lê Văn Thiêm là Hiệu phó, Chủ nhiệm khoa Toán, Tiến sỹ ở Pháp về. Ông Thiêm cho đem công trình ra báo cáo trước khoa, nhưng sau rồi đề tài cũng bỏ đó, bởi không ai biết đánh giá ra sao. Năm 1957, Bộ Giáo dục cho 9 thầy giáo đi thực tập sinh ở Đại học Lômônôxôp (Liên Xô) trong đó có thầy Nguyễn Cảnh Toàn. Ông Toàn nảy ý định đem đề tài của mình sang Liên Xô xem người ta đánh giá thế nào. Vì chưa biết tiếng Nga, ông viết bằng tiếng Pháp. Ông đưa cho một vị giáo sư toán học của Đại học Lômônôxôp xem, hai tháng sau ông này gặp Nguyễn Cảnh Toàn bảo: đề tài của anh rất tốt, xứng đáng làm luận án Phó Tiến sỹ. Được sự hướng dẫn của vị giáo sư đó, ông viết lại luận án bằng tiếng Nga và đi báo cáo ở các trường đại học. Ngày 24/6/1958, tại Đại học Lômônôxôp đã diễn ra buổi bảo vệ đề tài PTS của một người Việt Nam đầu tiên. Buổi bảo vệ đã thành công. Về nước, ông làm chủ nhiệm Khoa toán của Đại học Sư phạm. Vừa dạy học, ông lại tiếp tục nghiên cứu khoa học. Năm 1963, ông đã viết xong luận án tiến sỹ, nhưng cũng như lần trước, ông không biết liệu công trình của mình có giá trị không . Được ông Tạ Quang Bửu động viên rằng, cứ gửi sang Liên Xô để người ta thẩm định xem sao. Ông gửi, thế là được mời sang bảo vệ. Từ lúc gửi đến lúc bảo vệ thành công chỉ có ba tháng.
Câu chuyện của chúng tôi còn dài dài. Sợ ông mệt (ông vừa đi mổ mắt về), tôi xin phép ra về. Ông dặn: Anh là nhà báo, phải làm sao tuyên truyền quảng bá mạnh cho sự tự học. Lâu nay, chúng ta mất sự tự học, do việc dạy thêm, học thêm tràn lan, xói mòn nội lực tự mày mò nghiên cứu. Học trò bây giờ thụ động quá, đi học chỉ nhăm nhăm những nội dung thi cử, cái khác thì bỏ qua. Cứ thế này thì nguy lắm, nước nhà sẽ chẳng bao giờ có đội ngũ khoa học sánh tầm với nước ngoài được.
Ông được Trung tâm Tiểu sử danh nhân của Mỹ (ABI) đánh giá là một trong những trí tuệ Việt Nam lớn nhất của thế kỉ XX. Vị giáo sư toán học đáng kính năm nay đã bước vào tuổi 78 (ông sinh năm 1926), nhưng rất minh mẫn và tích cực hoạt động khoa học. Trò chuyện với ông, chúng tôi không khỏi kinh ngạc về năng lực tự học của ông - điều mà ngày nay hầu như học sinh, sinh viên của ta không có.
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn quê ở Đô Lương (Nghệ An), một vùng quê có truyền thống trọng học. Cha ông là nhà nho, thi hương mãi không đỗ, lại gặp lúc bãi bỏ khoa cử Hán học. Cụ phẫn chí vì không thoả được ước nguyện đua tranh “bia đá bảng vàng” nên dồn hết sự trông đợi vào con cái, bởi thế, nên cụ rất quan tâm tới việc học của các con. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn kể: cụ theo riết việc học của chúng tôi, hay so sánh với con nhà hàng xóm, cứ mỗi lần học là cụ lại ngồi gần đấy “theo dõi”. Hồi đó, chúng tôi xếp thứ theo từng tháng, hễ tháng nào tôi kém là phiền với cụ, cụ dầy dà suốt. (Chính vì thế mà sau này, cả bốn anh em nhà ông thì hai người là GS.TSKH, một người là GS.TS, một người là TS...
Tuy vậy, khi học bậc tiểu học, cậu bé Nguyễn Cảnh Toàn cũng chỉ vào loại khá chứ chưa xuất sắc, chưa tỏ ra có năng khiếu gì, chỉ một lần duy nhất cậu được tuyên dương môn… văn. Tốt nghiệp tiểu học, cậu lên học ở Quốc học Vinh bậc thành chung. Thời gian này, năng khiếu về môn toán của cậu bộc lộ rất rõ, bởi tính cậu hay tò mò, muốn hiểu cặn kẽ mọi vấn đề, nên khi học, cậu là người rất hay hỏi, nhiều khi không thoả mãn cậu tìm những sách tham khảo để đọc thêm. Dần dần, cậu đã xếp thứ nhất trong lớp. Hồi đó, Nguyễn Cảnh Toàn trọ học cùng một anh lớp trên, thấy anh này học toán có nhiều điều mà lớp dưới chưa học đến, cậu thích lắm, lân la mượn sách xem, ấy thế chẳng mấy chốc cậu giải được cả những bài toán lớp trên. Một lần cậu đi tàu hoả, bỗng nảy ý tò mò muốn tính vận tốc tàu ra sao. Cậu nhìn ra những cột cây số bên đường, tính toán thời gian đi tiếp sang cột cây số khác là mấy phút, thế là biết được vận tốc tàu. Nhưng có những đoạn đường không có cột cây số thì làm thế nào mà tính được? Cậu để ý thấy mỗi khi bánh sắt tàu nghiến trên thanh ray, đến khoảng nối giữa hai thanh thì phát ra một tiếng “kịch”, cậu đo độ dài một thanh ray rồi đếm tiếng động trong một phút, vậy là biết vận tốc tàu… đại khái cứ tự mày mò như vậy mà cậu học môn toán rất giỏi. GS, Nguyễn Cảnh Toàn kể, tôi học giỏi được còn là do thầy giáo Đinh Thành Chương rất quý tôi (thầy Chương dạy cả 4 môn toán, lý, hoá, sinh) hễ thầy có quyển sách mới nào cũng gọi tôi đến cho mượn (thầy thường đặt mua sách bên Pháp). Tác động của việc này, theo tôi là lớn lắm, vì thầy cho mượn sách thì buộc mình phải đọc kỹ, kẻo khi thầy hỏi còn biết đường trả lời. Thầy Chương nhiều lần tuyên dương Toàn trước lớp rằng: “Toàn không phải thần đồng, nhưng biết cách học, các trò phải theo gương Toàn”.
Tốt nghiệp xuất sắc bậc thành chung, Nguyễn Cảnh Toàn vào Huế học tiếp bậc tú tài ở Quốc học Huế. Hồi đó, bậc tú tài chia làm hai phần: học xong hai năm đầu, thi đậu gọi là tú tài bán phần, sau đó học tiếp một năm, thi đậu sẽ là tú tài toàn phần. Năm thứ ba này, chỉ có hai phân ban là triết và toán. Nghe nói học ở phân ban toán sẽ được học tới bẩy môn toán là Hình học; Số học; Lượng giác; Đại số; Cơ học; Hình học hoạ hình; Thiên văn, Toàn thấy lạ lắm và háo hức muốn học ngay những môn đó xem sao. Thế là Toàn nảy ý định “nhảy cóc”. Những ngày nghỉ, cậu tự học chương trình của năm thứ hai, cuối năm đó, cậu đăng ký dự kỳ thi tú tài bán phần (hồi ấy quy chế dự thi rất thoáng, ai đủ khả năng cứ việc đăng ký, không cần học tuần tự từng lớp). Nguyễn Cảnh Toàn đã đỗ xuất sắc và vào học phân ban toán, năm sau cậu dễ dàng đỗ tú tài toàn phần, đó là năm 1944.
Lúc này, Nguyễn Cảnh Toàn phải chịu một chút phiền phức nho nhỏ, bởi cậu muốn theo học Đại học khoa học, nhưng cha mẹ lại nhất quyết bắt cậu phải học đại học Luật, bởi các cụ nghĩ rằng học đại học khoa học sau này chỉ làm thầy giáo thôi, còn học luật ra trường là làm quan. Chiều lòng cha mẹ, Nguyễn Cảnh Toàn đăng ký học luật (trường này chỉ cần ghi tên là được) nhưng vẫn lén thi vào đại học khoa học (số 5 Lê Thánh Tông bây giờ). Đại học khoa học trước kia Pháp không mở ở Đông Dương, chỉ đến thế chiến II, khi con em người Pháp ở Đông Dương về Pháp học cũng không được nên chúng mới mở bên ta, muốn học trường này, phải thi đỗ mới được vào. Nguyễn Cảnh Toàn thi đỗ, nhưng mới học được 5 tháng thì Nhật đảo chính Pháp, trường đóng cửa, ông phải về quê. Cách mạng tháng Tám, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, tích cực dạy truyền bá quốc ngữ. Đến tháng 9/1946, Chính phủ ta mở lại trường đại học, ông lên Hà Nội học tiếp, vừa hay ĐH khoa học mở cuộc thi chứng chỉ toán đại cương cho những người đã học xong năm thứ nhất. Tuy ông mới học được năm tháng, nhưng đã tự học chương trình cả năm, nên ông ghi tên thi và đã đỗ thủ khoa. Ông học tiếp hai chứng chỉ là Cơ học thuần lý và Vi phân tích phân, nhưng vừa được một tháng thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trường lại tan tác, ông lại về quê tham gia công tác tuyên truyền kháng chiến.
Năm 1947, Liên khu Bốn mở trường Trung học chuyên ban Huỳnh Thúc Kháng (ở Hà Tĩnh), nhà trường mời ông làm giáo viên môn toán, ông được dạy hẳn học sinh lớp thứ hai. Sang năm sau, vì thiếu người nên ông được phân công dạy luôn lớp thứ ba (cuối cấp). Nhiều giáo viên trong trường lo ông không đảm đương nổi, vì ông mới chỉ học đại học chưa đầy một năm, họ động viên: cậu đừng sợ, cứ giở sách toán của Bờ-ra-xê (Brachet) ra mà dạy. (Brachet là thạc sỹ toán học, nguyên Giám đốc Nha học chính Đông Dương. Các sách giáo khoa toán dạy cho học sinh Đông Dương hồi ấy đều do Brachet viết). Nguyễn Cảnh Toàn chỉ cười, thực ra ông rất muốn nhận dạy lớp cuối cấp để thử xem trình độ của mình. Ông chuẩn bị giáo án rất cẩn thận, chỉnh lý những chỗ dở trong sách của Brachet, (sách của Brachet dạy mang tính áp đặt mà không có chứng minh giải thích, các định nghĩa đưa ra cứ như từ trên trời rơi xuống). Chỉ sau ba tháng, ông đã nổi tiếng dạy giỏi ở Liên khu bốn. Thiếu giáo viên nên ông còn nhận dạy cả môn… triết học. Học trò của ông hồi này có nhiều người học giỏi và thành đạt như GS. Nguyễn Đình Tứ, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Khoa Giáo Trung ương. Ông Tứ cũng học rất giỏi, được thầy Nguyễn Cảnh Toàn cho “nhảy cóc” một năm.
Dạy ở trường Huỳnh Thúc Kháng đến năm 1949 thì Bộ Giáo dục mở cuộc thi tốt nghiệp đại học cho những sinh viên đang học dở dang thì bị chiến tranh phải tạm ngừng. Đó có lẽ là cuộc thi “vô tiền khoáng hậu” ở Việt Nam ta, bởi vì, cả nước chỉ có một mình Nguyễn Cảnh Toàn dự thi. Ba vị giám khảo là Đặng Phúc Thông, Nguyễn Thúc Hào và Phó Đức Tố chấm cho một thí sinh. Nguyễn Cảnh Toàn đã vượt qua tất cả các nội dung thi và đỗ. Năm sau, ông được tín nhiệm mời làm giám khảo kỳ thi toán đại cương. Kỳ thi này cũng chỉ có hai người thi là ông Hoàng Tuỵ và ông Nguyễn Văn Bàng. Cả hai đều đỗ, riêng ông Tuỵ đỗ loại giỏi.
Năm 1951, ông được điều đi dạy đại học (là giáo viên phổ thông đầu tiên lên dạy đại học). Hồi ấy, trường đại học của Việt Nam gọi là Dục tài học hiệu đóng nhờ ở Nam Ninh (Trung Quốc). Dục tài học hiệu chỉ có hai khoa là Sư phạm cao cấp và Khoa học cơ bản. Cả trường chỉ có 9 giáo viên dạy 127 sinh viên. Đến năm 1954 giải phóng Thủ đô, Dục tài học hiệu chuyển về Hà Nội và tổ chức thành hai trường: ĐH sư phạm khoa học tự nhiên và ĐH sư phạm khoa học xã hội. Số lượng giáo viên vẫn rất ít, bởi thế, chủ trương của ta hồi ấy là chỉ đặt mục tiêu dạy học là chính, chứ không nghiên cứu khoa học. Thầy giáo Nguyễn Cảnh Toàn là người đầu tiên xông vào nghiên cứu khoa học. Ông lặng lẽ làm đề tài, khi có kết quả kha khá, ông báo cáo lên ông Lê Văn Thiêm là Hiệu phó, Chủ nhiệm khoa Toán, Tiến sỹ ở Pháp về. Ông Thiêm cho đem công trình ra báo cáo trước khoa, nhưng sau rồi đề tài cũng bỏ đó, bởi không ai biết đánh giá ra sao. Năm 1957, Bộ Giáo dục cho 9 thầy giáo đi thực tập sinh ở Đại học Lômônôxôp (Liên Xô) trong đó có thầy Nguyễn Cảnh Toàn. Ông Toàn nảy ý định đem đề tài của mình sang Liên Xô xem người ta đánh giá thế nào. Vì chưa biết tiếng Nga, ông viết bằng tiếng Pháp. Ông đưa cho một vị giáo sư toán học của Đại học Lômônôxôp xem, hai tháng sau ông này gặp Nguyễn Cảnh Toàn bảo: đề tài của anh rất tốt, xứng đáng làm luận án Phó Tiến sỹ. Được sự hướng dẫn của vị giáo sư đó, ông viết lại luận án bằng tiếng Nga và đi báo cáo ở các trường đại học. Ngày 24/6/1958, tại Đại học Lômônôxôp đã diễn ra buổi bảo vệ đề tài PTS của một người Việt Nam đầu tiên. Buổi bảo vệ đã thành công. Về nước, ông làm chủ nhiệm Khoa toán của Đại học Sư phạm. Vừa dạy học, ông lại tiếp tục nghiên cứu khoa học. Năm 1963, ông đã viết xong luận án tiến sỹ, nhưng cũng như lần trước, ông không biết liệu công trình của mình có giá trị không . Được ông Tạ Quang Bửu động viên rằng, cứ gửi sang Liên Xô để người ta thẩm định xem sao. Ông gửi, thế là được mời sang bảo vệ. Từ lúc gửi đến lúc bảo vệ thành công chỉ có ba tháng.
Câu chuyện của chúng tôi còn dài dài. Sợ ông mệt (ông vừa đi mổ mắt về), tôi xin phép ra về. Ông dặn: Anh là nhà báo, phải làm sao tuyên truyền quảng bá mạnh cho sự tự học. Lâu nay, chúng ta mất sự tự học, do việc dạy thêm, học thêm tràn lan, xói mòn nội lực tự mày mò nghiên cứu. Học trò bây giờ thụ động quá, đi học chỉ nhăm nhăm những nội dung thi cử, cái khác thì bỏ qua. Cứ thế này thì nguy lắm, nước nhà sẽ chẳng bao giờ có đội ngũ khoa học sánh tầm với nước ngoài được.